Meta Description là gì? Cách viết Meta Description đạt chuẩn SEO

Meta Description là gì? Cách viết Meta Description đạt chuẩn SEO

Một trong những yếu tố SEO Onpage đang được quan tâm nhất hiện nay chính là Meta Description. Thẻ Meta Description có vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu như bạn chỉ tập trung vào việc tối ưu content nhưng lại không quan tâm đến thẻ mô tả thì mọi nỗ lực tối ưu website của bạn sẽ mang lại hiệu quả cao.

Vậy Meta Description là gì? Và tại sao phải viết Meta Description? Để làm rõ vấn đề này, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Meta Description là gì?

Meta Description là gì? Cách viết Meta Description đạt chuẩn SEO

Thẻ Meta là gì?

Trước khi tìm hiểu khái niệm Meta Description, bạn cần phải biết được thẻ Meta là gì? Các thẻ Meta hay Meta tag là một đoạn văn bản ngắn tóm tắt nội dung chính của trang đó. Thẻ Meta không xuất hiện trên trang chính mà nó nằm ở mã nguồn của trang.

Hiểu đơn giản hơn, mỗi vấn đề trên Google luôn có rất nhiều kết quả tìm kiếm, nhưng không phải kết quả nào cũng phù hợp, giải đáp được thắc mắc của người tìm kiếm. Vì vậy, người dùng có thể dựa vào thông tin vắn tắt trên thẻ Meta để chọn trang web thích hợp.

Có rất nhiều loại thẻ Meta. Dưới đây liệt kê những thẻ Meta quan trọng trong SEO.

  • Thẻ Meta title
  • Thẻ Meta Description
  • Thẻ Meta keyword
  • Thẻ Meta Robot
  • Thẻ Meta Revisit/after
  • Thẻ Meta Content Language
  • Thẻ Meta Property

Thẻ Meta Description là gì?

Meta Description là một thẻ meta có độ dài ký tự từ 155-160 tóm tắt nội dung chính của bài viết, từ đó người đọc có thể hiểu rõ hơn về nội dung của trang web đó. Nó giúp lôi kéo người dùng nhấp vào một trang web và góp phần làm tăng sức mạnh SEO.

Nói tóm lại, thẻ Meta Description sẽ giúp người đọc tìm được kết quả phù hợp nhất với truy vấn ban đầu. Trong WordPress, thẻ mô tả xuất hiện bên dưới tiêu đề trang.

Trong nhiều trường hợp Meta Description được xem như một thẻ meta và hiển thị dưới dạng HTML.

=> Xem thêm: PPC là gì? Nên lựa chọn sử dụng PPC hay SEO

Vì sao cần phải viết Meta Description?

Để trả lời cho câu hỏi trên, hãy cùng tìm hiểu vai trò và lợi ích mà Meta Description đem lại trong công việc SEO.

Tăng độ nhận diện của website

Thẻ mô tả có chức năng quảng cáo. Như đã nói thì Meta Description mô tả chính xác và khái quát nhất bài viết SEO được đăng trên trang. Thường dùng ngôn từ và giọng văn thu hút, hấp dẫn người đọc, thẻ mô tả giúp trang web thu hút được nhiều người nhấp vào trang. Từ đó tăng độ nhận biết của website đó.

Tạo sự cạnh tranh

Meta Description là gì? Cách viết Meta Description đạt chuẩn SEO

 

Trong SEO Onpage, việc tối ưu được những từ khóa lên top tìm kiếm không phải là điều dễ dàng. Lúc này, Meta Description sẽ có tác động lớn đến kết quả tìm kiếm và hiển thị nội dung cho người dùng. Dựa vào điểm tính mới lạ, hấp dẫn của thẻ mô tả, người dùng sẽ bị dẫn dắt nhấp vào bài biết và giữ được vị trí tốt trên các công cụ tìm kiếm.

Tăng chất lượng của bài viết

Một bài viết không chỉ chú trọng vào nội dung, bố cục rõ ràng mà phần mô tả Meta cũng được trau chuốt thì chắc chắn bài viết đó sẽ có lượng traffic lớn, thứ hạng của bài viết cao. Bên cạnh đó, cũng giúp cho website được đẩy lên top tìm kiếm.

Mặc dù, Meta Description không trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc xếp thứ hạng của Google. Nhưng thông qua Meta Description, khách hàng có thể hiểu khái quát được nội dung của bài viết, lôi kéo và giữ chân được khách hàng click vào trang web. Tạo được sự cạnh tranh tích cực cho website và góp phần thúc đẩy tăng thứ hạng trang web.

Hướng dẫn thêm Meta Description trong WordPress

Thêm thẻ Meta Description WordPress ở tab SEO

Để thêm thẻ Meta Description trong WordPress bạn chỉ cần nhấn vào tab Seo như hình dưới và thêm mô tả mình mong muốn.

Thêm thẻ Meta Description WordPress bằng YOAST SEO

Khi muốn thêm thẻ Meta Description bằng plugin Yoast SEO, điều đầu tiên bạn cần làm là thiết lập Yoast Seo.

Sau khi đã thiết lập xong, để thêm thẻ Meta bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Ở giao diện chính của WordPress, bạn tùy chọn một bài đăng sẵn có hoặc tạo một bài viết mới.
  • Bước 2: Điều chỉnh sang Yoast Seo
  • Bước 3: Cập nhật đoạn mô tả đạt chuẩn
  • Bước 4: Lưu bản nháp hoặc xuất bản bài viết

Các cách để lưu đoạn meta của bạn:

  • Cách 1: Nhấn nút “Save draft” khi bạn muốn lưu bản nháp và chưa muốn đăng bài viết.
  • Cách 2: Nhấn  “ Publish” khi bài viết và đoạn mô tả đã hoàn thiện và sẵn sàng được đăng.
  • Cách 3: Nhấn “Update” để cập nhật những thay đổi của bài viết khi đã được đăng.

Bật mí các cách viết Meta Description chuẩn Seo

Có nhiều cách để viết Meta Description. Tuy nhiên không phải đoạn mô tả nào cũng chất lượng, đạt chuẩn SEO.

Sau khi tham khảo từ nhiều đoạn mô tả từ nhiều trang web khác nhau. Để viết được đoạn Meta Description chất lượng và chuẩn Seo thì cần chú ý đến những điều sau đây.

Độ dài đoạn mô tả

Thực tế, không có yêu cầu bắt buộc nào về độ dài của một đoạn mô tả. Tuy nhiên, để có thể hiển thị được khái quát, đầy đủ nội dung chính mà bạn muốn đưa đến cho người đọc thì nên giới hạn lại độ dài đoạn mô tả từ 155-160 ký tự.

Bởi vì, trên một trang kết quả tìm kiếm hiển thị từ 10-12 kết quả. Để có đủ không gian hiển thị cho nhiều kết quả, Google sẽ tự động cắt đoạn mô tả của mỗi bài viết trong mỗi website thành đoạn 155-160 ký tự.

Mặt khác, nhiều người thường dùng điện thoại thông minh kết nối internet để tra cứu thông tin. Do đó, để phù hợp giao diện của smartphone, đoạn mô tả nên có độ dài khoảng 120 ký tự.

Không được trùng lặp nội dung

Nội dung đoạn mô tả không được trùng lặp với mô tả của các trang khác để người đọc hoang mang và có thể bị phạt.

Nội dung tích cực, thu hút

Đoạn mô tả có tính năng quảng cáo. Vì vậy, để thu hút, giữ chân người đọc thì nội dung phải thể hiện sự tích cực, thuyết phục cao. Ngoài ra, nội dung mô tả meta phải trùng khớp với nội dung của bài viết, giọng văn nên giống như một lời mời thân thiện, tạo thiện cảm cho người đọc.

Chưa các từ khóa chính

Trong SEO, từ khóa luôn là yếu tố quan trọng nhất. Thông thường, khi người dùng tìm kiếm một từ khóa nào đó, các công cụ tìm kiếm sẽ tô đậm truy vấn đó ở nơi mà nó được tìm thấy. Do đó, bạn nên thêm một số từ khóa chính vào trong phần mô tả, việc từ khóa được làm nổi bật lên sẽ giúp tăng thêm lượt click vào trang web của bạn

Xem xét sử dụng Rich Snippet

Hiện nay, việc sử dụng Rich Snippet đang rất phổ biến ở nhiều website. Rich Snippet là những thông tin hiển thị dưới dạng đánh giá, xếp hạng sao,… Việc này giúp làm nổi bật cho website của bạn giữa hàng ngàn trang web khác. Đem đến cho khách hàng những trải nghiệm thực tế đáng tin cậy.

Bài viết trên đây đã tổng hợp những kiến thức cơ bản về Meta Description. Đã trả lời cho câu hỏi Meta Description là gì? Và cách viết một đoạn Meta Description chuẩn SEO trong WordPress. Giúp người đọc hiểu được tầm quan trọng của thẻ mô tả meta. Từ đó hướng khách hàng đến tiếp cận với trang web của mình.

Qua bài viết này, hy vọng rằng bạn đã trang bị thêm cho mình một kiến thức bổ ích khi hoạt động trong ngành marketing này. Chúc các bạn thành công.