Các thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng trong ngành Logistics, vận tải

thuật ngữ ngành logistics

Thuật ngữ ngành Logistics (xuất nhập khẩu) là một nội dung rất quan trọng nhưng đồng thời cũng là yếu tố gây nhiều trở ngại cho các bạn học viên, nhân viên khi mới bắt đầu làm quen với ngành nghề này. Hiểu được tâm lý đó, hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp những thuật ngữ thông dụng nhất trong ngành logistics ở bài viết này, mong rằng sẽ giúp ích phần nào cho quá trình học tập và làm việc của bạn. Cùng tìm hiểu nhé!

Các thuật ngữ thông dụng trong ngành logistics

ABS – Activity-based costing

Trong ngành logistics, cụm từ này có nghĩa là quản lý chi phí trên cơ sở hoạt động. Đây là phương pháp đo lường mọi chi phí hoạt động, sau đó tính toán lại hiệu suất của hoạt động thông qua phân bổ lại chi phí đó dựa trên khối lượng hoạt động hoặc giao dịch xảy ra.

ABS

Phương pháp này có điểm nổi bật hơn phương pháp truyền thống đó là phân tích được hiệu quả của mỗi hoạt động dựa trên nguồn lực nó đã sử dụng và hiệu quả nó đem lại, chứ không tính bằng cách chia trung bình như phương pháp cũ.

AMS – Automated Manifest System

Đây là hệ thống khai báo và kiểm soát hàng hóa vận chuyển trong và ngoài nước do Mỹ thiết lập với mục đích đảm bảo an ninh. Mức chi phí AMS dao động từ 25 – 35 USD/BL, tùy theo hãng tàu và không bội nhân theo số container.

BL – Bill of Lading

BL nghĩa là vận đơn đường biển, đây là chứng từ rất quan trọng của ngành logistics do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng để xác nhận việc vận chuyển hàng hóa theo đường hàng hải.

Từ đó cam kết giao đúng số lượng sản phẩm, đúng địa chỉ, đúng chất lượng cho người nhận hàng như thỏa thuận trong hợp đồng. BL phát sinh sau khi có hợp đồng dịch vụ và yêu cầu booking confirmation.

BO – Booking Confirmation

thuật ngữ ngành logistics BO

Trong ngành xuất nhập khẩu, Booking Confirmation nghĩa là bản xác nhận đặt chỗ, bao gồm các thông tin về mức giá, ngày, giờ, phương thức vận chuyển của hãng vận chuyển dựa theo thông tin đặt vận chuyển của bên khách hàng.

Cargo

Cargo nghĩa là hàng hóa, lô hàng, đơn hàng,… dùng để chỉ các loại hàng được vận chuyển từ hai địa điểm khác nhau thông qua các phương tiện như đường hàng không, đường biển, đường sắt và đường bộ.

Việc vận chuyển này thường do đơn vị vận chuyển thực hiện. Giữa chủ hàng và đơn vị vận chuyển sẽ thỏa thuận hợp đồng dịch vụ, sau đó đơn vị vận chuyển có trách nhiệm chuyển hàng của chủ hàng đến tận tay người nhận.

CAM – Cargo Declaration Amendment Fee

Thuật ngữ ngành logistics này dùng để chỉ loại chi phí nộp cùng lúc với các thông tin khai báo theo yêu cầu từ hải quan. Mức phí này chỉ phát sinh trong trường hợp khách hàng yêu cầu điều chỉnh thông tin sau khi người vận chuyển đã nộp hồ sơ chứng từ cho những cơ quan hải quan địa phương.

CFS – Container Freight Station Fee

Đây là một loại chi phí do hãng vận chuyển thu nhằm bù đắp cho các khoản chi phí dỡ hàng, giữ hàng, tiền kho bãi. Khi có một lô hàng được nhập về thì những người vận chuyển phải phụ trách cả công việc dỡ hàng, đưa vào kho, bảo quản và ngược lại, vì vậy chi phí này sử dụng để tính vào mục đó.

CIC – Container Imbalance Charge

Cụm từ này trong ngành logistics nghĩa là chi phí cân bằng container, đây là loại phí phát sinh khi hãng tàu phải vận chuyển nguồn hàng thừa về nơi xuất hàng. CIC cũng có thể được tính vào phí container, tuy nhiên chỉ là một loại phí phát sinh khi vận chuyển thừa.

CIF – Cost, Insurance, Freight

Cụm từ này bao gồm 3 yếu tố: giá thành, bảo hiểm và cước, đây là một thuật ngữ chuyên ngành trong thương mại quốc tế. Vai trò của CIF chính là phân bổ trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và người bán hàng trong thương mại quốc tế.

Cụ thể hơn, người bán sẽ chi trả phí vận chuyển nhưng sẽ không chịu rủi ro về hàng hóa trên chặng vận chuyển. Vì thế, người mua sẽ phải tự liên lạc với bên bảo hiểm (nếu có mua bảo hiểm CIF) khi phát sinh rủi ro hàng hóa.

COD – Change of Destination

Trong ngành Logistics, COD có nghĩa là phụ phí thay đổi nơi đến. Đây là mức phí phát sinh mà đơn vị vận chuyển sẽ thu thêm khi khách đặt hàng có nhu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như: chi phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển bằng đường bộ,…

FCL, LCL

FCL (Full Container Load) là thuật ngữ dùng để diễn tả dịch vụ gửi hàng nguyên container. Trong đó, người gửi hàng sẽ sử dụng độc quyền một container hoặc nhiều container vận tải biển chuyên dụng.

LCL FCL

Theo công ty vận chuyển hàng Trung Quốc – Cẩm Thạch Logistics thì ở hình thức FCL, người gửi hàng sẽ phụ trách việc chuyển container rỗng về kho hàng của mình và đóng hàng, đánh shipping mark, làm thủ tục hải quan cũng như niêm phong, giao lại container cho đơn vị vận chuyển tại bãi container và nhận vận đơn do đơn vị vận chuyển cung cấp.

LCL (Less than Container Load) là cụm từ trong ngành Logistics dùng để diễn tả dịch vụ gửi hàng lẻ. Trong đó, đơn vị vận chuyển sẽ phụ trách kết hợp nhiều lô hàng lẻ khác nhau, sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, tiếp đến sẽ thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích.

Ở hình thức này, người gửi hàng chỉ cần giao hàng cho đơn vị vận chuyển tại trạm đóng container, cung cấp các chứng từ cần thiết liên quan đến hàng hóa để được thông quan và nhận vận đơn.

MSDS

MSDS là chữ viết tắt của cụm từ Material Safety Data Sheet, thường được dùng trong các dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm đi nước ngoài. Thông thường là những mặt hàng hoá chất, thực phẩm, thuốc, chất lỏng, …

MSDS thực chất là bảng chỉ dẫn an toàn vật liệu (hóa chất), hiển thị toàn bộ các thông tin chi tiết của hóa chất đi kèm sản phẩm nhằm nhắc nhở những người tiếp xúc cẩn thận hơn.

Chẳng hạn như mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiếp xúc, mức độ nguy hại khi vận chuyển, lưu trữ hoặc sử dụng, mức độ ảnh hưởng đến người lao động như phơi nhiễm khi tiếp xúc, cấp cứu khi khẩn cấp.

Net weight

net weight

Cụm từ này chắc hẳn cũng khá quen thuộc với nhiều người bởi nó không chỉ là một thuật ngữ chuyên ngành logistics mà còn xuất hiện rất nhiều trên bao bì của các sản phẩm, hàng hóa thường ngày.

Net weight có nghĩa là khối lượng tịnh, cụ thể hơn thì đây là khối lượng thật của hàng hóa khi không có bao bì đi kèm. Bên cạnh Net weight, còn có một cụm từ khác cũng thông dụng không kém đó là Gross weight – tổng khối lượng sản phẩm khi có bao bì kèm theo.

Ví dụ: Bạn cần vận chuyển lô hàng có trọng lượng 3,2 tấn Gross weight , nhưng Net weight là 3 tấn thì có nghĩa là bao bì chiếm 200 kg.

Chính vì thế, trong quá trình vận chuyển hàng hóa, bạn cần tìm hiểu kỹ hai khái niệm này để tránh trường hợp nhầm lẫn nhé!

Packing list

Thuật ngữ này nghĩa là phiếu đóng gói hàng hóa, hiển thị những thông tin chi tiết của việc đóng gói hàng hóa như: số lượng hàng hóa, trọng lượng hàng, số kiện, số pallet, cần bao nhiêu chỗ để xếp dỡ, phương tiện dỡ hàng và xếp hàng, thời gian dự kiến dỡ hàng, làm thế nào để tìm được hàng hóa đó,…

Packing list được chia làm 3 loại, cụ thể như sau:

  • Bản kê đóng gói chi tiết (Detailed Packing List) liệt kê hầu như đầy đủ mọi thông tin đóng gói lô hàng.
  • Bản kê đóng gói trung lập (Neutral Packing List) không bao gồm tên người bán.
  • Cuối cùng là bản kê đóng gói và trọng lượng (Packing and Weight List).

Quota

Quota trong ngành logistics có nghĩa là hạn ngạch thương mại, tức là số lượng tối đa của một mặt hàng hay một nhóm hàng có thể xuất hoặc nhập khẩu từ một nước khác trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép (Quota xuất – nhập khẩu). Mỗi quốc gia sẽ áp dụng một quota khác nhau.

thuật ngữ ngành logistics quota

Đối với Quota nhập khẩu, nó có tác động giống như thuế nhập khẩu, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của hàng hóa nội địa, dẫn đến sự lãng phí nguồn lực của xã hội. Việc áp dụng Quota có thể sẽ biến nhà nước hoặc một quốc gia nào đó trở nên nhà phân phối độc quyền của một loại hình sản phẩm nhất định.

Đối với Quota xuất khẩu, việc nhà nước hạn chế nhằm mục đích duy trì sự ổn định của nền kinh tế quốc gia. Chẳng hạn như trường hợp nhà nước hạn chế việc xuất khẩu lúa gạo do tình hình ngập mặn, hạn hán trên diện rộng.

Transit

Từ này dịch ra tiếng Việt nghĩa là quá cảnh, quá cảnh ở đây có thể hiểu là quá cảnh của chuyến bay hoặc quá cảnh trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Transit có thể có một hoặc nhiều điểm dừng giữa các hành trình bay hoặc vận chuyển hàng hóa. Thời gian dừng có thể nhằm mục đích tiếp thêm nhiên liệu cho việc vận chuyển, hoặc cũng có thể là nhận thêm hàng hóa, hành khách.

Bên cạnh đó, khi vận chuyển thông qua đường thủy hay đường bộ cũng cần phải Transit nhằm mục đích truyền tải, lưu kho, hoặc phân tách đơn hàng trong quá trình vận chuyển.

Kết luận

Hy vọng thông tin trên mà chúng tôi mang lại đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về những thuật ngữ chuyên ngành logistics, mong rằng bạn sẽ có thể áp dụng những kiến thức này vào trong quá trình học tập cũng như làm việc của mình.

Xem thêm: Nhập hàng qua các dịch vụ mua hàng hộ có đảm bảo không?