Subdomain là gì? Các Bước Sử Dụng Tên Miền Phụ Để SEO Hiệu Quả

tổng hợp kiến thức về subdomain

Hiện nay, các doanh nghiệp đều có nhu cầu sử dụng cùng lúc nhiều website để duy trì hoạt động và để tương tác với khách hàng. Thay vì đăng ký nhiều tên miền cho website tương ứng, thì nhiều doanh nghiệp sử dụng giải pháp tinh tế hơn đó là tạo Subdomain từ domain chính có sẵn.

Vậy để tìm hiểu thêm về Subdomain thì bạn hãy theo dõi ngay bài viết do Giaiphapseo cung cấp dưới đây nhé!

Subdomain là gì?

cấu trúc của subdomain

Subdomain (tên miền phụ) là thành phần sẽ bổ sung cho tên miền chính của bạn. Mục đích khi tạo tên miền phụ là để có thể điều hướng đến các phần khác nhau của trang web chính.

Với 1 tên miền chính, bạn có thể có bao nhiêu Subdomain tùy thích để truy cập tất cả các trang khác nhau trên trang web của mình.

Giả sử bạn bán tên miền, host trên trang web chính thietkeweb.com của bạn. Bạn cần có thêm một trang cung cấp thông tin, kiến ​​thức hữu ích cho khách hàng thì bạn sẽ cần một Subdomain,URL cho trang tin tức mới của bạn và nó sẽ là tintuc.thietkeweb.com.

Vì vậy, “tintuc” là Subdomain của bạn và “.thietkeweb” là tên miền chính của bạn còn “.com” là tên miền cấp cao nhất của bạn. Khi này bạn có thể sử dụng bất kỳ văn bản nào bạn muốn cho tên miền phụ, nhưng phải giúp người dùng dễ nhớ để truy cập nhé.

Sử dụng Subdomain vào những việc gì?

Tiết kiệm chi phí

Như vậy, Subdomain là một công cụ miễn phí cho phép bạn có thể tạo nhiều trang web mới dưới dạng tên miền phụ mà không cần đăng ký domain cho chúng.

Hình thức này rất tiết kiệm, hiệu quả và bạn có thể trực tiếp sử dụng các Subdomain để quản lý thiết kế của trang web tương tự như của trang web chính mà không lo bị sao chép do tính nhất quán. Điều này có thể giúp bạn tiết kiệm một số tiền để chi cho đơn vị thiết kế website.

tiết kiệm chi phí với subdomain

Tạo website riêng cho nhóm đối tượng nhất định

Như đã đề cập trước đó, mục đích chính của việc có một Subdomain là tạo một trang web mới trong khi vẫn sử dụng tên miền chính. Khi này bạn sẽ không mất bất kỳ chi phí bổ sung nào để đăng ký một domain mới và một trang web được tạo từ một Subdomain có thể đóng vai trò là trang web chính. 

Subdomain đặc biệt hữu ích khi doanh nghiệp của bạn muốn tạo một nơi chứa đầy thông tin, dữ liệu để phục vụ cho một đối tượng khách hàng cụ thể.

Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn muốn tạo nhiều trang web riêng cho sản phẩm trẻ em, cho quần áo bà bầu vì họ có quá nhiều sản phẩm trên một trang web để khách hàng có thể xem được tất cả, điều này quá đơn giản với Subdomain. Dĩ nhiên là hình ảnh, ngôn ngữ của trang website đều sẽ được chi tiết hóa đến với khách hàng.

Chia blog hoặc trang thương mại điện tử ra khỏi website chính

Không có gì lạ khi sử dụng tên miền phụ để phân chia các module vốn có trong trang web chính thành các trang web riêng biệt. Đối với các doanh nghiệp đa ngành, việc tách chúng ra sẽ tốt cho việc mở rộng quy mô hơn.

Ví dụ: Công ty bạn kinh doanh nhiều mặt hàng như giày dép, đồng hồ, túi xách, nước hoa, ví, v.v. Bạn muốn phát triển kênh blog theo từng nhóm sản phẩm nhưng lại khó chia thành một module. Do đó, bạn có thể sử dụng Subdomain để tách chúng sang một trang web khác.

Đôi khi việc bạn quản lý nhiều trang web độc lập sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc duy trì một trang website đa năng.

Dùng tên miền phụ tạo trang một web dành riêng cho giao diện mobile

tên miền phụ tạo web cho mobile

Sử dụng Subdomain cho giao diện di động không phải là mới, nhưng nó không còn được sử dụng phổ biến nữa. Bởi vì, các trang web ngày nay được thiết kế với tiêu chuẩn responsive, tiêu chuẩn di động.

Khi người dùng truy cập một trang web, thì ngay lập tức trang web sẽ xác định kích thước của thiết bị và từ đó cung cấp bố cục phù hợp với kích thước đó.

Ví dụ: Người dùng truy cập trang web từ PC sẽ trả lại địa chỉ abc.com, nhưng điện thoại di động truy cập cùng địa chỉ sẽ trỏ đến miền phụ có tên miền x.abc.com

Cách tạo Subdomain nhanh chóng

Bước 1. Đặt tên miền phụ hợp lí

Trước tiên, hãy nghĩ ra một cái tên thích hợp cho chức năng của Subdomain mà bạn định tạo. Một số tên miền phụ phổ biến bao gồm blog, store, support, help hoặc event.

Bạn chỉ cần chọn một cái tên có thể mô tả ngắn gọn chức năng của Subdomain này, tốt nhất là giới hạn trong 1 từ thôi nhé. Điều này sẽ làm cho các URL của bạn trông gọn gàng và dễ nhớ hơn.

Bước 2. Đăng nhập vào cPanel

Để bắt đầu tạo Subdomain của bạn thì hãy đăng nhập vào trình quản lý cPanel của nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ của bạn. Mỗi nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ sẽ có tài khoản thiết lập và đăng nhập cPanel riêng.

Bước 3. Nhập tên và điều hướng Subdomain về một trang website 

Khi này bạn có thể lựa chọn truy cập phần subdomain hoặc add subdomain. Tại đây, bạn hãy điền các thông tin về tên miền phụ , website chính của bạn.

chọn mục subdomain
Chọn mục Subdomains

Lưu ý bạn cần nhập đầy đủ tên website chính thì phần Document Root sẽ được tạo tự động. Sau đó nhấp vào nút “Tạo” là xong bước 3.

Bước 4. Khai báo Record DNS

Sau khi thêm tên miền phụ thì bạn cần khai báo Record DNS cho Subdomain mới. Sau đó bạn hãy truy cập vào trang quản lý tên miền, rồi tìm đến DNS và chọn Add.

Từ đây bạn hãy thêm các thông tin cần thiết mà bạn muốn Subdomain kết nối vào, chẳng hạn như tài khoản IP, địa chỉ IP để kết nối với tên máy chủ đích hoặc wildcard domain.

Bước 5. Chọn Create và chờ Subdomain mới được duyệt

Cuối cùng, bạn chỉ cần nhấp vào Create và đợi tền miền phụ của bạn được phê duyệt. Thường sẽ mất 30 phút đến 24 giờ để Subdomain của bạn được triển khai và hoạt động trên trang web.

Những lưu ý khi sử dụng tên miền phụ 

lưu ý khi sử dụng tên miền phụ

Subdomain rất hữu ích nhưng bên cạnh những lợi ích thì tền miền phụ cũng có một số nhược điểm. Vậy nên khi sử dụng thì bạn cần lưu ý một số điều như sau:

Quản lý chặt chẽ các tên miền phụ để không bị giả mạo

Nhược điểm đầu tiên của việc tạo nhiều Subdomain khác nhau xuất hiện trong việc bạn bán hoặc tặng trang web của mình cho người khác sử dụng. 

Khi một trong các Subdomain có nguy cơ bị khiển trách hoặc spam, phần còn lại sẽ ngay nằm trong vùng nguy hiểm.

Nếu bị nghi ngờ tấn công giả mạo thì domain chính của bạn có khả năng bị khai trừ vĩnh viễn. Khi này bạn cần cung cấp đủ bằng chứng để chứng minh bạn không trục lợi, tuy nhiên những thủ tục này rất rườm rà.

Subdomain yêu cầu quản trị và xây dựng nhiều hơn

Rõ ràng khi có nhiều trang web thì đồng nghĩa là bạn sẽ có nhiều công việc hơn để xây dựng và quản lý. Ngoài lợi ích của việc quản lý độc lập, thì người quản trị dường như phải làm gấp đôi công việc so với bình thường. Việc xây dựng sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn chỉ sử dụng Subdomain làm trang web hỗ trợ.

Khó tạo ra các hình ảnh thương hiệu có sự nhất quán

Thông thường các doanh nghiệp sử dụng thiết kế này để làm cho trang web với tên miền phụ có sự đồng nhất với trang web chính. Điều này sẽ rất khó cho bạn duy trì trải nghiệm thương hiệu trên một trang web hoàn toàn mới (trừ khi bạn nhận sự trợ giúp từ đơn vị thiết kế web chuyên nghiệp như Mona Media).

Subdomain ảnh hưởng đến SEO

Trước đây, domain chính và Subdomain thường được xử lý hoàn toàn riêng biệt bởi các trang web tìm kiếm như Google thì Google sẽ coi đây là 2 trang web riêng biệt. Do đó, các đơn vị SEO website đã tận dụng lợi thế tự nhiên để giúp họ cải thiện thứ hạng của mình.

Tuy nhiên, khi thuật toán của Google liên tục thay đổi nên các hình thức phân loại của domain với subdomain gần như giống nhau và điều này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến tên miền.

Do đó, việc có nhiều Subdomain hơn có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web. Điều này có thể thấy khi bạn tìm kiếm một từ khóa, tùy theo kết quả hiển thị nhưng thường bạn sẽ thấy tên miền chính được hiển thị nhiều hơn.

Kết Luận

Suy cho cùng thì Subdomain vẫn là một công cụ tuyệt vời được sử dụng miễn phí trong SEO website. Ở bài viết này thì chúng tôi cũng đã chia sẻ đến cho một số thông tin cũng như cách tạo và sử dụng Subdomain rồi. Mong rằng những gì mà chúng tôi mang tới cho bạn trong bài viết này sẽ là những thông tin phù hợp nhất.

>>> Xem thêm: