Mô Hình SWOT Là Gì? Cách Phân Tích Mô Hình SWOT Hiệu Quả

Ma trận SWOT trong kinh doanh

SWOT được xem là một trong những mô hình phổ biến và không thể không nhắc đến trong marketing. Thông qua mô hình hoạch định này, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng đề ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả mới, phù hợp mang đến nhiều lợi nhuận kinh tế. Vậy mô hình SWOT là gì? Cách phân tích mô hình SWOT sao hiệu quả. Hãy cùng Giaiphapseo.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mô hình SWOT là gì?

SWOT được xem là một cụm từ viết tắt của 4 thành phần cấu thành: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Mô hình này đang được sử dụng phổ biến trong việc phân tích kế hoạch kinh doanh của một tổ chức, công ty hay doanh nghiệp nào đó.

Thông qua ma trận SWOT, chúng ta có thể biết được điểm mạnh –  điểm yếu, cơ hội – thách thức trong việc kinh doanh và những tác động đến từ môi trường bên ngoài. Từ đây đề ra các chiến dịch và phương án phát triển mới cho công ty.

Mô hình SWOT là gì

Mô hình SWOT được sử dụng trong các lĩnh vực nào?

Tính đến thời điểm hiện tại, việc xác định mô hình SWOT cực kì quan trọng. Vì nó sẽ giúp cho nhà quản trị có thể đưa ra những phương hướng phát triển doanh nghiệp, nhằm tạo nên nhiều lợi nhuận hấp dẫn.

Sau đây là một số các lĩnh vực liên quan mà chúng ta có thể thực hiện thông qua việc phân tích mô hình SWOT:

  • Chiến lược doanh nghiệp: Mô hình SWOT giúp phân tích và đánh giá các yếu tố nội và ngoại vi của doanh nghiệp, từ đó xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa liên quan đến công ty.
  • Tiếp thị và nghiên cứu thị trường: SWOT là công cụ phân tích hiệu quả để đánh giá thị trường và cạnh tranh. Nó giúp nhà tiếp thị hiểu rõ về sức mạnh và điểm yếu của sản phẩm hoặc dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh.
  • Quản lý dự án: Mô hình SWOT được sử dụng trước khi triển khai dự án để đánh giá tình hình hiện tại và hướng phát triển.
  • Quản lý nguồn nhân lực: Mô hình SWOT được áp dụng để đánh giá năng lực và khả năng của đội ngũ nhân viên, xác định điểm mạnh và điểm yếu của từng cá nhân. Điều này giúp quản lý tìm cách phát triển và tận dụng tối đa tài năng trong tổ chức, cũng như xác định cách giải quyết thách thức trong việc quản lý nhân sự.

Ưu, nhược điểm của mô hình SWOT

Ưu nhược điểm của ma trận SWOT

Hiện nay, ma trận SWOT đã và đang dần nhận được nhiều sự quan tâm đến từ chủ đầu tư, doanh nghiệp. Mô hình này không những mang đến nhiều tiện ích mà còn mang đến nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Ít tốn kém chi phí hơn so với những cách thức phân tích và vận hành khác hiện nay.
  • Kết quả đo lường thường khá chính xác, tập trung vào các yếu tố chính quyết định nên sự thành công của doanh nghiệp.
  • Tạo nên nhiều ý tưởng sáng tạo mới cho mô hình kinh doanh.

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, mô hình này cũng có những nhược điểm như:

  • Chưa thể đem đến kết quả chuyên sâu, cụ thể.
  • Cần thời gian để nghiên cứu và thử nghiệm nhiều.
  • Phân tích vấn đề một cách chung chung.

Cách xây dựng ma trận SWOT hiệu quả

Có thể thấy sơ đồ SWOT được thể hiện dưới dạng một ma trận gồm 4 ô vuông. Điều này tượng trưng cho 4 yếu tố chính:

Strength – Thế mạnh

Đây được xem là một trong những yếu tố đầu tiên của phân tích SWOT. Strength là điểm mạnh, chúng bao gồm nhiều nội dung khác nhau về nhiều khía cạnh của doanh nghiệp. Từ các điểm mạnh vốn có của mình, các chủ đầu tư sẽ dễ dàng hoạch định các chiến lược kinh doanh mới, nhằm đem đến hiệu quả hơn.

Weakness – Điểm yếu

Thông qua SWOT, các công ty sẽ dễ dàng nhận ra được các điểm yếu của mình. Từ đây tìm ra các hướng khắc phục hiệu quả nhất. Bạn có thể dựa vào một số câu hỏi sau đây để tìm kiếm những điểm yếu cho doanh nghiệp.

  • Khách hàng của bạn không thích gì về các sản phẩm, dịch vụ,… mà bạn đang cung cấp.
  • Vấn đề mà người dùng đang gặp phải khi sử dụng sản phẩm là gì.
  • Tại sao lại có nhiều khách hàng khiếu nại đến công ty.
  • Cản trở gì mà bạn đang gặp phải.

Opportunity – Cơ hội

Một trong những yếu tố quan trọng khác không thể thiếu của SWOT là Opportunity – Cơ hội. Hầu hết các doanh nghiệp đều đang sở hữu một khối lượng lớn khách hàng tiềm năng. Những người này được tạo ra bởi đội ngũ marketing và họ chính là nguồn lợi nhuận chính của công ty. Khi phân tích được những điểm mạnh này, công ty sẽ dễ dàng đề ra những chiến dịch truyền thông, quảng bá, marketing mới nhằm tiếp cận đến nhóm đối tượng này.

Threat – Rủi ro

Yếu tố cuối cùng trong mô hình SWOT là Threat – Thách thức. Hiện nay rủi ro hoặc các mối đe dọa đã và đang dần trở thành nỗi lo của nhiều doanh nghiệp. Chúng có thể là đối thủ cạnh tranh, thị trường, sản phẩm, yếu tố thiên nhiên,….

Hướng dẫn phân tích mô hình SWOT và xây dựng chiến lược

Có rất nhiều cách để phân tích và xây dựng mô hình SWOT, trong đó phải kể đến:

Phân tích mô hình SWOT hiệu quả

Thiết lập ma trận

Một trong những cách trình bày phân tích SWOT đó chính là thiết lập ma trận. Đầu tiên bạn cần xác định được những yếu tố dưới đây và tìm kiếm cho mình những chiến lược và lối đi mới.

  • Phát triển điểm mạnh của mình ở đâu?
  • Làm thế nào cải thiện các điểm yếu?
  • Tận dụng cơ hội ra sao?
  • Hạn chế rủi ro bằng phương pháp tối ưu nào?

Phát triển thế mạnh

Phát triển điểm mạnh được đánh giá là cách thức phân tích và xây dựng chiến lược hiệu quả. Thông qua điểm mạnh của doanh nghiệp, nhà quản trị sẽ tiến hành phát huy tối đa lợi thế cũng như các cơ hội mà mình đang sở hữu nhằm thu về được nguồn lợi nhuận khổng lồ.

Xác định và ngăn chặn rủi ro

Không phải rủi ro nào cũng có thể lường trước được tuy nhiên chúng ta có thể tìm cách hạn chế và khắc phục được chúng. Nhờ vậy mà việc kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp sẽ được duy trì.

Nắm bắt và tận dụng cơ hội

Việc cải thiện doanh nghiệp thông qua cơ hội cũng là cách thức phân tích và xây dựng một mô hình SWOT tốt. Tuy cách thức này sẽ phức tạp hơn thế nhưng nó lại là bàn đạp giúp cho công ty phát triển mạnh mẽ.

Loại bỏ các mối đe dọa

Bị đe doạ thông qua đối thủ cạnh tranh, thị trường, giá thành,… sẽ làm ảnh hưởng lớn đến quá trình vận hành doanh nghiệp. Việc hạn chế và giảm thiểu những mối đe dọa này thông qua các hoạch định phù hợp sẽ giúp hạn chế khó khăn và vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Phân tích ví dụ về mô hình SWOT của Starbucks & Nike

Để có thể hiểu rõ về ma trận SWOT bạn có thể tham khảo 2 ví dụ sau đây:

Ví dụ về mô hình SWOT của Starbuck

Đối với ma trận SWOT thì Starbuck đã phân tích doanh nghiệp của mình như sau:

Thế mạnh của Starbuck

  • Starbuck hiện đang là một tập đoàn lớn, có thể sinh lời lên đến $600 triệu vào năm mỗi năm.
  • Đây được mệnh danh là thương hiệu cà phê toàn cầu nổi tiếng với chất lượng tốt.
  • Các sản phẩm đến từ thương hiệu cà phê này lọt top 100.
  • Doanh nghiệp mang tôn chỉ và sứ mệnh về đạo đức, trách nhiệm.

Điểm yếu của Starbuck

  • Với sự nổi tiếng và sáng tạo này có thể bị suy giảm theo thời gian.
  • Dòng cà phê này chủ yếu dựa trên lợi thế cạnh tranh theo phương thức bán lẻ nên tăng trưởng không lớn.

Cơ hội của Starbuck

  • Starbuck rất giỏi nắm bắt mọi cơ hội về thị trường, khách hàng nhằm mang đến những sản phẩm chất lượng.
  • Sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu thường khá cao, tạo dựng được niềm tin.

Thách thức của Starbuck

  • Cơ hội cạnh tranh sẽ rất lớn.
  • Mô hình kinh doanh sẽ không có nhiều đổi mới và sáng tạo như những thương hiệu cà phê hiện đại mới nổi khác

Ví dụ về mô hình SWOT của Nike

Điểm mạnh

  • Nike được mệnh danh là công ty có sức cạnh tranh cao trên thị trường thời trang.
  • Dòng sản phẩm là thương hiệu quốc tế.
  • Dòng sản phẩm NIKE đã và đang được bán nhiều trên thị trường trong nước và nước ngoài, được người dùng đón nhận tích cực.

Điểm yếu

  • Điểm yếu kém của Nike đó chính là sản phẩm thể thao chưa phong phú và đa dạng như những thương hiệu khác khác.
  • Chi phí sản phẩm thường rất đắt.

Cơ hội

  • Chất lượng sản phẩm tốt, giúp Nike tạo được ấn tượng trong lòng khách hàng.
  • Thương hiệu có thể phát triển thời trang về thể thao, kính mát và trang sức.
  • Thương hiệu thời trang Nike đã được nhiều người dùng biết đến với chất lượng sản phẩm tốt, giá cả thượng lưu nhằm thể hiện đẳng cấp của mình.

Thách thức

  • Nike sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi thị trường quốc tế, giá thành sẽ có sự chênh lệch trong từng quốc gia.
  • Nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện.
  • Sự đổi mới của NIKE chưa thật sự phá cách như những thương hiệu mới nổi khác.

Xem thêm bài viết liên quan:

—-> Các giải pháp kinh doanh trực tuyến cho doanh nghiệp

—-> Những xu hướng mới của Digital Marketing

Trên đây chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu một số các nội dung liên quan đến . Hy vmô hình SWOTọng qua những chia sẻ trên bạn sẽ có hơn về ma trận SWOT cũng như tìm kiếm cho mình những hướng đi mới trong kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Chúc bạn thành công!